onky app Profile
Story Submitted
Bệnh vảy nến có di truyền không? onky.vn
Bệnh vảy nến có di truyền không? Yếu tố di truyền là một trong rất nhiều nỗi lo lắng của không ít người. Chính do đó khi bị bệnh, đặc biệt là một số bệnh ngoài da như vảy nến, nhiều bệnh nhân không khỏi lo âu căn bệnh vẩy nến có bị di truyền không? Cùng ONKY tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.
5 bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa hiệu quả onky.vn
5 bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa hiệu quả
Cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa trong y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều. Có thể kế đến như cây lá lốt, cỏ xước, cây rau má,… Mỗi cây thuốc, vị thuốc đều có những ưu điểm riêng giúp phòng và điều trị hiệu quả.
Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng rất nhiều những cây thuốc, vị thuốc vườn nhà để thực hiện điều trị nhiều căn bệnh. Sau đây là những cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa hiệu quả nhất được tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia và bệnh nhân.
1. Bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa bằng Sâm Ngọc Linh:
Đây là một loại sâm quý, mọc tự nhiên ở những khu rừng nguyên sinh trên núi cao ở Quảng Nam, Tây Nguyên… Khi phân tích về thành phần, người ta nhận thấy hàm lượng dược chất trong Sâm Ngọc Linh không hề thua kém loại nhân sâm nổi tiếng của Hàn Quốc, Nhật Bản… đôi khi còn nhỉnh hơn. Tuy không dễ kiếm, giá thành khá cao nhưng khi nhắc tới các cây thuốc, vị thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa thì không thể không nhắc tới Sâm Ngọc Linh. Bởi lẽ vị thuốc này có công dụng kích thích tổng hợp dịch nhầy bôi trơn khớp, tái tạo cấu trúc sụn khớp, tham gia vào quá trình giảm viêm sưng để giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.
2. Bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa bằng cây cỏ xước:
Cỏ xước vốn dĩ là một loại rau có thể ăn được, rất quen thuộc với người dân ở một số vùng miền. Bản thân cây này có mặt ở nhiều quốc gia ở Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…
Trong các ghi chép Đông y để cập tới nhiều công dụng của cỏ xước như giúp giảm đau trong bệnh xương khớp, giảm viêm nhiễm, tốt cho người mắc bệnh tim mạch, giúp thanh thải nhiệt độc trong cơ thể… Cây thuốc này có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp với những thảo dược khác để tăng thêm công hiệu.
3. Cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa từ lá lốt
Chắc không ai còn lạ lùng với cây lá lốt – một loài thảo mộc thường dùng làm gia vị để tăng độ hấp dẫn cho nhiều món ăn hàng ngày. Ngoài ra, với hàm lượng tinh dầu có khả năng kháng viêm, giảm đau trong lá lốt còn giúp cho loài thảo mộc này được ứng dụng rất nhiều trong chữa bệnh xương khớp. Dân gian đã có nhiều ghi chép về công dụng chữa bệnh phong thấp, giảm đau nhức lưng, giảm đau xương khớp và giảm đau trong bệnh thần kinh tọa của lá lốt. Rõ ràng lá lốt chính là một vị thuốc mang tinh thần vừa dễ kiếm, dễ dùng lại vô cùng an toàn dùng để chữa bệnh xương khớp.
4. Cách chữa đau thần kinh tọa với cây rau má
Rau má là một loại rau ăn dân dã, quen thuộc đối với người Việt. Nó nổi tiếng là một loại thảo mộc giúp thanh nhiệt, giải độc, ăn vào làm mát gan, sáng da, ngừa mụn. Ngoài ra, nước sắc từ rau má cũng giúp tiêu viêm sưng do các bệnh cột sống, nếu kiên trì sử dụng có thể giúp giảm đau khá tốt và hỗ trợ người bệnh ăn ngủ ngon hơn.
5. Bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa bằng tỏi
Tỏi có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, người bệnh có thể dùng tỏi kết hợp với sữa để tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm đau và củng cố hệ miễn dịch.
Lợi ích và hạn chế của bài thuốc trị bệnh đau dây thần kinh tọa
Các bài thuốc dân gian chữa đau thần kinh tọa hầu hết đều sử dụng nguồn nguyên liệu là những cây thuốc, vị thuốc quen thuộc với nhiều người. Đó có thể là những dược liệu gần gũi trong đời sống hàng ngày, thậm chí được dùng làm thực phẩm trong bữa cơm hoặc mọc dại rất nhiều trong bờ bụi, vườn nhà, đồng ruộng, ven đường. Do đó mà số lượng người bệnh có thể tiếp cận với những bài thuốc này cũng vô cùng đông đảo. Vậy thì sử dụng những bài thuốc này có ưu điểm gì? nhược điểm ra sao?
Lợi ích của các bài thuốc dân gian chữa đau thần kinh tọa
Nguồn nguyên liệu dễ kiếm tìm, đa số các cây thuốc, vị thuốc đều được mua rất dễ dàng tại chợ hoặc được trồng làm cảnh, trồng lấy rau ăn ngay trong nhà, không ít cây còn mọc hoang dại ngoài bờ bụi.
Tiết kiệm chi phí: Chính vì nguồn nguyên liệu dễ kiếm tìm và quen thuộc nên giá thành cũng rẻ. Cá biệt có những vị thuốc với chi phí 0 đồng vì có thể tìm thấy dễ dàng ngoài tự nhiên.
Sử dụng dễ dàng: Hầu hết những bài thuốc dân gian đều không quá khó để thực hiện, quanh đi quẩn lại đều xoay quanh cách rang nóng rồi đắp, ngâm rượu xoa bóp hoặc hãm với nước uống…
Lành tính: Hầu hết các dược liệu đều quen thuộc với người bệnh, từng được sử dụng làm thực phẩm… nêu độ an toàn được đánh giá cao, ít tác dụng phụ. Đây chính là điểm cộng để cho ngay cả những người bệnh khó tính, có cơ địa nhạy cảm nhất cũng tin tưởng áp dụng.
Hạn chế của các bài thuốc dân gian chữa đau thần kinh tọa
Chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc hoặc các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.
Thuốc dân gian thường không cho tác dụng ngay mà cần phải có một thời gian đủ dài để “thuốc ngấm” và phát huy công dụng. Do đó, nếu bạn đang bị những cơn đau cấp tính hành hạ thì sử dụng nhiều khi sẽ cảm thấy không có tác dụng gì.
Hiệu quả không lâu bền: Hầu hết người bệnh sau khi đạt được hiệu quả giảm đau thì cần phải duy trì sử dụng thuốc lâu dài để gia cố liên tục công dụng nếu không mọi kiên trì trước đó đều có thể “đổ sông đổ bể”.
Không thực sự phù hợp với người bận rộn: Nếu không có thực sự nhiều thời gian, các bài thuốc dân gian có thể không phù hợp với bạn vì đôi khi cách dùng thuốc sẽ gây tốn một khoảng thời gian không nhỏ trong ngày. Ví dụ nếu bạn muốn dùng bài thuốc đắp thì cũng cần ít nhất 20-30 phút để thuốc phát huy công hiệu.
Dùng thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cần lưu ý gì?
Dùng thuốc nam chữa đau thần kinh tọa là giải pháp an toàn giúp cải thiện tốt triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần cẩn trọng trong điều trị để nhận được kết quả khả quan, tránh rủi ro ngoại ý phát sinh.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam:
• Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa nào.
• Các bài thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng tốt với các cơn đau nhẹ. Trường hợp bị đau nhiều hay bệnh tiến triển nặng, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
• Thuốc nam mặc dù an toàn nhưng tác dụng thường chậm. Điều này đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì khi áp dụng, tránh bỏ dở giữa chừng bởi có thể gây gián đoạn quá trình kiểm soát bệnh.
• Lựa chọn vị thuốc đảm bảo chất lượng, tốt nhất nên rửa sạch với nước muối loãng khi áp dụng.
• Với các bài thuốc sao nóng thảo dược và chườm đắp cần chú ý đến độ nóng của thuốc. Tuyệt đối không để quá nóng bởi có thể gây bỏng da và làm tổn thương mô mềm.
• Các bài thuốc nam dạng uống mặc dù lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro ngoại ý. Nếu bị đau bụng, tiêu chảy hay xuất hiện dấu hiệu bất thường khác thì cần chủ động ngừng ngay. Đồng thời báo cho bác sĩ được biết.
• Để kiểm soát bệnh tốt nhất, cần kết hợp với ăn uống và sinh hoạt điều độ, tập thể dục đúng cách.
Với bất kỳ bài thuốc hay vị thuốc nào, trước khi sử dụng cần được sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn để tránh xảy ra những hậu quả không tốt. Thuốc có thể chữa bệnh nhưng nếu dùng không đúng sẽ là con giao hai lưỡi đối với sức khỏe của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc cũng như cách điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo ứng dụng khám bệnh trực tuyến ONKY.
Bạn có thể tải app ONKY và liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc, thăm khám và điều trị trực tiếp tại nhà vô cùng tiện lợi. Đội ngũ bác sĩ tư vấn online của chúng tôi luôn có mặt 24/24 để hỗ trợ bà con kịp thời nhất. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ đơn thuần là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và những người thân trong gia đình trong mùa giãn cách này. Chúc bạn nhiều sức khỏe và an toàn trong mùa dịch. Hãy tham khảo các bài viết khác của ONKY để trang bị kiến thức cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe mùa dịch này bạn nhé.
Bệnh thần kinh tọa kiêng ăn gì? onky.vn
Bệnh thần kinh tọa kiêng ăn gì? Việc bệnh thần kinh tọa kiêng ăn gì là câu hỏi của hầu hết các bệnh nhân đang gặp phải khó khăn khi mắc phải căn bệnh này.
Đau thần kinh tọa có thể được giảm bớt khi sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, kết hợp với một số loại vitamin trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng các loại thực phẩm và thói quen sống không lành mạnh trong quá trình điều trị để đạt được hiệu quả tối ưu. Hãy cùng ONKY tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Bong tróc da và nứt đầu ngón tay, nguyên nhân và cách chữa onky.vn
1. Bệnh á sừng là gì?
Đây là một dạng của viêm da cơ địa với những biểu hiện da khô, nứt nẻ có thể tạo các đường rãnh trên da, bị bong tróc thành từng mảng. Da có thể bị toét, rướm máu và nứt sâu đặc biệt là ở gót chân vào mùa đông lạnh khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và đau đớn. Bệnh kèm cảm giác ngứa ngáy khiến bệnh nhân muốn gãi ngứa liên tục, điều này càng dễ làm da bị tổn thương hơn. Khi da bong tróc khiến nhiều bệnh nhân bị mất vân tay, vân chân. Các yêu tố của bệnh á sừng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với hóa chất từ các chất tẩy rửa trong sinh hoạt.
2. Nguyên nhân
Bệnh không phải do thiếu vitamin C hay nấm như người ta vẫn tưởng. Nguyên nhân là do ngày nay chúng ta phải tiếp xúc quá nhiều các chất hoá học không có lợi cho sức khỏe. Phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da.
Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều; tay chân phải ngâm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống đối với môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.
Ngoài ra, bệnh á sừng còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng…; dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa; sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn; đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.
3. Điều trị bệnh á sừng
Với phương pháp chữa bệnh á sừng bằng tây y, loại thuốc bôi được sử dụng chủ yếu là những thuốc có chứa chất kháng viêm để giảm hiện tượng viêm. Trong trường hợp bệnh nhân nặng thì có thể phải sử dụng thêm các thuốc uống chống viêm, tránh tình trạng bệnh bùng phát trên diện rộng như kháng sinh, giảm đau.
Kết hợp với đó, bệnh nhân nên dùng các sản phẩm tăng độ ẩm, làm mềm mịn những vùng da bị dày sừng. Người bị bệnh á sừng cũng nên uống thêm các vitamin A, C, E hoặc dùng nhiều loại thực phẩm chứa các vitamin trên để giúp những vùng da bị tổn thường tái tạo nhanh hơn cũng như tăng sức khỏe cho da. Một số loại thuốc thường dùng như:
– Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin… ). Bạn thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da.
– Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nhiều trẻ nhỏ do làm dụng thuốc nên đã gây kích ứng nàn da mẫn cảm của bé.
4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị bệnh á sừng
Khi điều trị bệnh á sừng, ngoài việc lựa chọn cho mình loại thuốc trị bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt trong khi điều trị bệnh á sừng như sau:
– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… phải đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất đó. Nếu được bạn nên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên để tắm sạch da.
– Thận trong với thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, khẩu trang, găng tay…
– Hạn chế gãi, chà xát mạnh vùng da bị bệnh, tránh gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
– Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải…
– Thận trọng với những loại đồ ăn có nhiều protein và tanh: Tôm, cua, cá, lạp xưởng…
– Uống nhiều nước.
– Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để bài tiết mồ hôi
Bệnh á sừng là bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường, vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Trong một số trường hợp, nếu bạn chưa biết cách sử dụng thuốc điều trị nào hiệu quả, đừng lo lắng mà hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ online tại app ONKY của chúng tôi. ONKY tư vấn trực tuyến, giúp bạn có thể khám tại nhà vô cùng tiện lợi, bác sĩ sẽ hỗ trợ và giúp bạn cách chữa trị tốt nhất . Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ đơn thuần là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và những người thân trong gia đình trong mùa giãn cách này. Chúc bạn có một sức khỏe tốt sau khi áp dụng những chỉ dẫn trên của ONKY.
Phụ nữ U50 và những phương pháp phòng ngừa loãng xương, gãy xương onky.vn
1.Vì sao phụ nữ mãn kinh hay bị loãng xương
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa với đặc điểm chất khoáng trong xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị suy thoái, dẫn đến hệ quả tăng nguy cơ gãy xương. Quá trình dẫn đến loãng xương có liên hệ mật thiết với sự suy giảm estrogen ở phụ nữ.
Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương là một vấn đề rất đáng quan tâm, vì qui mô và hệ quả nghiêm trọng của bệnh. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gặp hệ lụy là gãy xương. Đó là các xương tay, cổ tay, xương đùi, cột sống, thắt lưng… Một khi xương bị gãy, nguy cơ gãy xương lần thứ hai sẽ tăng gấp 2 lần. Do đó, làm cách nào để phòng ngừa loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh là mối quan tâm của nhiều người.
2. Điều trị, phòng ngừa loãng xương và gãy xương ở phụ nữ mãn kinh
Để phòng ngừa loãng xương, cần phải nhận ra những cá nhân có nguy cơ cao để can thiệp kịp thời. Nhưng để nhận ra những cá nhân có nguy cơ cao, cần phải có thông tin về yếu tố nguy cơ, tiêu chuẩn chẩn đoán
Hầu như loãng xương không có triệu chứng cụ thể. Bạn chỉ được phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm, hay chỉ khi bạn bị gãy xương.
Loãng xương không thể điều trị được hết mà chỉ có thể làm giảm, hạn chế quá trình. Trước hết cần phải cung cấp canxi cho cơ thể. Đối với phụ nữ trưởng thành mỗi ngày cần 1.000mg canxi. Còn đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở đi thì cần phải có trên 1200mg canxi/ngày.
3.Cách phòng ngừa loãng xương và nguy cơ gãy xương:
– Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, hằng ngày. Chọn những bài tập phụ hợp với thể trạng và sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đi xe đạp.
– Nếu bạn được chỉ định sử dụng thuốc điều trị loãng xương thì phải chắc chắn theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống thuốc điều trị loãng xương.
– Cần bổ sung canxi hằng ngày nếu bị chẩn đoán loãng xương. Bạn cần từ 400 đến 1000 UI vitamin D mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn có thể nhận được vitamin D qua uống sữa, thuốc bổ sung hoặc phơi nắng.
– Bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như hải sản, các loại nghêu, sò, trai, hến.. Uống sữa không chất béo và các sản phẩm làm từ sữa. Ăn các trái cây tươi, giàu vitamin như cam quýt, bưởi, hạnh nhân…
Loãng xương không thể điều trị được hết mà chỉ có thể làm giảm, hạn chế quá trình.
– Hạn chế thực phẩm bánh quy, các loại thịt,…Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit vì nó không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn gây cá bệnh khác như đau đầu, thiếu tập trung, sâu răng, mỏi gân cốt.
– Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn, chứa chất kích thích như café, nước ngọt, rượu, bia. Các loại đồ hộp, thịt nguội cũng nên hạn chế.
Chàm sữa ở trẻ em onky.vn
1. Đặc trưng của chàm sữa và phân loại
Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, với đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.
Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý "ngứa – gãi" làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Phân loại chàm sữa
– Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.
– Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm
– Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.
Chàm sữa là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi.
2.Nguyên nhân gây chàm sữa
Có nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố di truyền chiếm 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng… Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Trẻ mắc chàm sữa có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da, nước trong da thoát ra ngoài quá mức gây khô da. Hậu quả sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh như khô da, ngứa, đỏ.
Ở trẻ em bệnh chàm sữa hiếm khi liên quan đến dị ứng thực phẩm. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị dị ứng thực phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dị ứng để đánh giá.
Chàm sữa ở trẻ thường hay xuất hiện vào mùa đông.
Yếu tố làm bệnh khởi phát:
– Dị nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, vật nuôi, phấn hoa…)
– Các chất kích ứng da: Xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc, bụi bặm…
– Khí hậu nóng, lạnh hay khô.
– Nhiễm trùng, nhiễm siêu virus.
– Da khô do tắm rửa nhiều lần.
3.Cần phân biệt chàm sữa với một số bệnh
– Chốc lây: Thương tổn là mụn nước, bóng nước, nhanh thành mụn mủ vỡ ra, khô lại đóng vảy có màu vàng.
– Mề đay vùng mặt: Sang thương sẩn phù rải rác, không đối xứng.
– Vảy phấn trắng: Vùng da có màu trắng, giới hạn rõ.
4. Cần xử trí đúng chàm sữa
Nguyên tắc xử trí
Chăm sóc da và làm ẩm da
Điều trị kháng viêm
Điều trị ngứa
Tùy vào từng cơ địa mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp, nếu có bội nhiễm thì bác sĩ chỉ định chống viêm, kháng Histamine và kháng sinh nếu thấy có bội nhiễm mủ, nhiễm trùng.
Ngoài ra, cần giữ ẩm da giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, phục hồi da. Thời gian giữ ẩm đến khi khỏi hẳn. Thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm ngày 2-3 lần. Sau khi khỏi vẫn duy trì dùng một thời gian tránh tái. Tuy nhiên, những loại kem dùng cho trẻ cần dùng theo khuyến cáo của các bác sĩ, tránh loại kích ứng không an toàn với trẻ.
5. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà
Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ tại nhà với nguyên tắc sau: Kháng sinh: Nếu thấy có bội nhiễm mủ, nhiễm trùng
– Vệ sinh tắm rửa:
Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, không quá 15 phút tắm.
Dùng sữa tắm dịu nhẹ, pH trung tính hay acid nhẹ(5) hoặc Lactodiall.
Lau khô sau tắm bằng khăn mềm, mịn. Không chà mạnh.
Thoa chất dưỡng ẩm thường xuyên sau tắm 3 phút. Ngày 3-4 lần.
Không lên để trẻ tiếp xúc với bột giặt, hoá chất, phấn rôm, nước hoa…
– Quần áo: Quần áo trẻ phải làm từ 100% coton giúp trẻ thông thoáng, không mặc đồ quá chật hay vải băng sợi len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
– Tránh sướt da: Cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh việc trẻ ngứa gãi gây nhiễm trùng da. Hoặc mang vớ găng tay cho trẻ hạn chế trẻ gãi.
– Không gian ở: Thông thoáng, sạch sẽ, không khói thuốc, nước hoa, động vật nuôi. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp
– Ăn uống: Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ, cho trẻ uống thêm nước (ở trẻ không bú mẹ hoặc đã trên 6 tháng tuổi). Vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ sau mỗi lần bú hoặc ăn.
6. Khi nào cần đến bệnh viện?
– Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân
– Bội nhiễm mủ trên vết chàm
– Sốt, lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, khó chịu
7. Chàm sữa có chữa khỏi hoàn toàn?
Bệnh lý cơ địa nên chàm sữa rất khó chữa khỏi dứt điểm, thường tiến triển dai dẳng trong 2 năm đầu đời, 95% trẻ mắc chàm sữa sẽ ổn định sau 2 tuổi, 5% sẽ chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn.
Tóm lại: Trẻ nhỏ nên làn da vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vậy nên, nếu phát hiện các dấu hiệu chàm sữa, viêm da ở trẻ, cha mẹ không nên tự ý xử trí mà nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, nhằm có cách thức điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp đắp lá hay tự ý dùng thuốc bừa bãi, vì việc này sẽ càng làm tổn thương nặng hơn hoặc gây tác dụng phụ.
6 loại thực phẩm chống viêm tự nhiên tốt nhất bạn nên ăn mỗi ngày onky.vn
Các loại thực phẩm chống viêm tự nhiên
1. Rau xanh
Loại thực phẩm đa dạng và có nhiều màu sắc như trái cây và rau củ rất giàu vitamin và khoáng chất và có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau họ cải như rau bina và cải xoăn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Điều này có thể liên quan đến tác dụng chống viêm của các chất chống oxy hóa có trong chúng.
Bông cải xanh là một loại rau thuộc họ cải, cùng với súp lơ và cải xoăn. Bông cải xanh rất giàu sulforaphane, một chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
2. Quả mọng
Quả mọng là loại trái cây nhỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có rất nhiều loại quả mọng, nhưng có một số loại phổ biến nhất bao gồm: dâu tây, dâu đen, quả việt quất, quả mâm xôi…
Quả mọng có chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanins. Các hợp chất này có tác dụng chống viêm, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cơ thể bạn sản sinh ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK), giúp giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Trong một nghiên cứu ở nam giới, những người sử dụng quả việt quất mỗi ngày tạo ra nhiều tế bào NK hơn.
Trong một nghiên cứu khác, những người trưởng thành có trọng lượng dư thừa ăn dâu tây có mức độ thấp hơn của một số dấu hiệu viêm liên quan đến bệnh tim.
3. Trà xanh
Trà xanh là một trong những thức uống lành mạnh nhất. Nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì và các tình trạng khác. Những lợi ích mà trà xanh có được là nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt là một chất gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).
Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh làm giảm viêm nhiễm và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại có thể dẫn đến bệnh tật. EGCG ức chế tình trạng viêm bằng cách giảm sản xuất cytokine gây viêm và làm hỏng các axit béo trong tế bào của bạn.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều loại hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tật.
5. Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Trong các nghiên cứu, ăn hạnh nhân có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hạnh nhân có hàm lượng calo cao hơn một chút so với nhiều loại thực phẩm chống viêm khác. Vì vậy, nên ăn ít một để thực hiện kế hoạch giảm cân lành mạnh.
6. Cá béo
Cá béo là một nguồn cung cấp protein dồi dào và các axit béo omega-3. Cơ thể của bạn chuyển hóa các axit béo này thành các hợp chất phân giải và bảo vệ, có tác dụng chống viêm.
Mặc dù tất cả các loại cá đều chứa một số axit béo omega-3, nhưng những loại cá béo như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm… là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 bạn nên lựa chọn trong chế độ ăn uống của mình.
Lưu ý: Các loại thực phẩm được chế biến quá nhiều dầu mỡ và đường đều không phải là lựa chọn tốt nếu bạn bị viêm. Vì các loại thực phẩm này không chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến tăng cân, lượng đường trong máu và cholesterol cao, tất cả đều liên quan đến chứng viêm. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, gà rán và các loại thực phẩm chiên khác sử dụng nhiều dầu thực vật có axit béo omega-6 sẽ làm mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn.
Những điều nên biết về vaccine COVID-19 cho trẻ em onky.vn
Vaccine COVID-19 cho trẻ em là gì?
Trên thế giới, vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên dùng cho trẻ em hiện nay là vắc xin Pfizer-BioNTech. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đồng ý tiêm vaccine Comirnaty (Pfizer) cho trẻ, ưu tiên trẻ 16 – 17 tuổi.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên với những điều cần biết, trong và sau quá trình tiêm.
Trước lúc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em
Trước khi tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước buổi tiêm chủng về những điều sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, giống như đa số các dòng vaccine khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước lúc tiêm chủng.
Cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ trường hợp dị ứng nào mà con mình có thể mắc phải để bác sĩ chỉ định tiêm vaccine phù hợp trong quá trình khám sàng lọc. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau trước lúc tiêm chủng, mục tiêu ngăn phòng ngừa những phản ứng phụ.
Trong khi tiêm vaccine cho trẻ
Theo CDC Hoa Kỳ, vaccine Pfizer-BioNTech được chỉ định cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên để giúp bảo vệ chống lại COVID-19. vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả, vì vậy trẻ sẽ không thể nhiễm COVID-19 từ vaccine, trẻ cần được tiêm 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech.
Trong đó, liều thứ hai cách liều thứ nhất 3 tuần với liều vaccine ở trẻ em như ở người lớn.
Trong quá trình tiêm, cha mẹ cần quan tâm, an ủi trẻ. Ngoài ra, để đề phòng ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, nên cho trẻ ngồi hoặc nằm trong và trong 15 phút sau khi tiêm chủng.
Cần lưu ý cho trẻ sau khi tiêm vaccine COVID-19
Sau lúc tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ sẽ được đề nghị ở lại từ 15–30 phút để sở hữu thể quan sát trẻ dự phòng trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và bắt buộc được điều trị ngay lập tức.
Trẻ sở hữu thể gặp 1 số tác dụng phụ, đây là các dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng một lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm hoặc các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.
Qua đó, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra một số cách để giảm tác dụng phụ thông qua việc trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng.
Nếu trẻ sở hữu bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng, phụ huynh có thể dùng những mẫu thuốc này để giảm bớt tác dụng phụ ở trẻ ví như không sở hữu chống chỉ định nào khác.
Ngoài ra, phụ huynh với thể khiến giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng bí quyết đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm chuyển động cánh tay trẻ nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống rộng rãi nước và ăn mặc thoải mái. Đặc biệt, theo dõi trẻ ví như xuất mẩn đỏ hoặc vết thương tại chỗ tiêm vươn lên là nặng hơn sau 24 giờ hoặc trường hợp các tác dụng phụ ở trẻ làm cha mẹ lo âu hoặc ko biến mất sau vài ngày thì bắt buộc phụ huynh báo cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
CDC Hoa Kỳ cho biết cần có thời gian để cơ thể của trẻ được bảo vệ sau khi tiêm chủng. Bên cạnh việc tiêm vaccine thì việc tuân thủ 5K vẫn rất quan trọng để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Quá trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em vô cùng quan trọng, cần đặc biệt chú ý, theo dõi sát sao. Để được tư vấn chi tiết, khám và đưa ra lời khuyên giúp phụ huynh và bé tốt hơn, hãy liên hệ với ONKY, chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa cách ly này. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch này.